Tết đến, xuân về, mỗi gia đình người Việt khó có thể thiếu vắng ấm trà ngon đãi khách. Đây cũng là dịp để nhiều người dành tình cảm cho nhau bằng những gói chè đặc sản chính hiệu Made in Viet Nam.
Trên thị trường, hiện không chỉ có loại chè đặc sản vùng Thái Nguyên (miền Bắc), chè Lâm Đồng (miền Nam), mà còn có rất nhiều loại chè khác nhau. Chè được nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản…giá hàng triệu đồng cho đến chè “bồm” rẻ tiền nhất chỉ vài chục ngàn đồng/kg.
Chè Thái Nguyên được biết đến là đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nhưng đừng nghĩ cứ chè Thái Nguyên là thượng hạng và đều ngon.
Bác Nguyễn Khang, từng làm việc hàng chục năm tại Xí nghiệp Chè Sông Cầu, Đồng Hỷ, Thái Nguyên, cho biết cả xí nghiệp hàng trăm công nhân nhưng đếm được trên đầu ngón tay người biết làm chè ngon.
Ngay tại đất của chè ngon, người ta cũng đổ xô đến nhà sản xuất ra chè ngon. Thế mới thấy, để làm ra loại chè ngon không đơn giản. Chính vì thế, người tiêu dùng thông thái càng cần phải biết lựa chọn loại chè ngon như thế nào.
Theo bác Khang, chè Móc Câu vẫn được coi là chè ngon nhất. Khi chọn chè, nhìn hình thức chè phải không được vụn nát.
Động tác ngửi thử chè để biết hương vị cũng cần đúng cách: Đưa chè lên sát mũi, hít, ngửi sâu, tránh thở ra vào chè ( dễ gây ẩm mốc cho chè).
Khi ngửi phải thấy được hương thơm ngát, man mát vị chè. Không có mùi hương của lửa, khói, kể cả mùi thuốc sâu.
“Là người sành về chè, khi ngửi sẽ biết có thuốc sâu hay không. Hương chè thơm nhẹ, nên khi có mùi tạp chất sẽ khiến hương bị hơi nặng, dù là phảng phất thuốc sâu cũng biết ngay…”, bác Khang cho biết.
Để chắc chắn hơn, có thể đưa vài búp chè vào miệng nhai. Nếu ban đầu chè có vị đắng nhẹ, ngay sau đó là vị ngọt, có hương cốm của chè, thì đó là chè ngon. Chú ý, vị đắng không kéo dài quá lâu, mà ngay sau đó phải là vị ngọt của chè. Đây là một trong những hương vị hấp dẫn nhiều người, thậm chí là “gây nghiện” cho không ít người biết thưởng thức.
Bác Khang cho biết, chọn chè nếu không biết dễ nhầm loại chè "bồm". Trong ảnh là loại chè "bồm" sao từ lá chè già.
Theo bác Khang, để có được hương cốm của chè, còn phải do kỹ thuật của người sao chè. Riêng về kỹ thuật sao chè, đây là công đoạn cực kỳ quan trọng.
“Có 10 nhà sao chè, may ra có 1 nhà làm được. Chính vì thế mới có chè ngon, chè dở….”, bác Thương nói.
Ngoài ra, chè ngon còn phụ thuộc vào nguyên liệu: phải trồng ở nơi đất sỏi, có độ thấp; phân bón, nước tưới phải đủ. Khi hái chè phải đúng cách “một tôm hai lá” (tức là 1 búp và 2 lá).
Chè muốn tăng độ ngon, xanh thì phải được hái và sao ngay trong ngày, không được để sang ngày hôm sau (để qua ngày nước chè có nước đỏ).
Nếu nguyên liệu kém, sao quá lửa cũng khiến nước chè bị đỏ. Hoặc, ngay cả cách bảo quản không đúng cách, như để chè bị ẩm cũng sẽ khiến nước chè không còn màu xanh.
Cách thử bằng uống: Khi pha chè cần pha bằng nước sôi 90 độ trở lên. Pha nước sôi vào phải ngửi thấy hương thơm của chè bốc lên. Cũng giống như nếm búp chè, phải có mùi cốm của chè, vị đắng ban đầu và sau đó là vị ngọt.
Chè bị đắng, chát ngoài lý do từ nguyên liệu, quá trình sản xuất, còn có nguyên nhân ít người biết đến, đó là chè trồng trong rừng xoan hoặc trồng xen lẫn cây xoan.
Bác Khang cho biết thêm, những loại chè lá già, thường được sao lên làm chè “bồm”, loại chè thường được mấy bà bán chè ngoài vỉa hè bán. Còn loại chè cám, vụn thường được chuyển sang làm chè nhúng.
Cách pha trà ngon
Điều quan trọng nhất khi pha trà (chè) đó là nước phải đảm bảo nóng khoảng 90 độ C trở lên. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn người dân ở thành phố dùng nước máy. Trong nước máy có một lượng nhỏ khí clo (dùng để diệt khuẩn), do đó nước khi pha trà vẫn bị lẫn mùi, hương trà không được thơm một cách nguyên chất.
Thường ở những vùng quê, nước giếng khơi để pha trà mới là “hảo hạng”. Khi pha trà nên tráng ấm và tráng chè lần đầu tiên rồi đổ bỏ. Việc tráng chè vừa có tác dụng tránh “dính” trà bẩn, vừa để cho chè có vị đậm đà nhất.
Thường ở những vùng quê, nước giếng khơi để pha trà mới là “hảo hạng”. Khi pha trà nên tráng ấm và tráng chè lần đầu tiên rồi đổ bỏ. Việc tráng chè vừa có tác dụng tránh “dính” trà bẩn, vừa để cho chè có vị đậm đà nhất.
Nếu là chè Thái Nguyên ngon, nước pha lần hai, lần ba còn ngon hơn nước pha lần đầu, theo lời của một số dân “nghiền” trà.
Chú ý, sau khi tráng chè, đổ nước, chỉ cần để chè ngấm nước nóng trong vài ba phút, lắc đều và rót ra chén.
Rót trà cũng cần phải có nghệ thuật, rót làm sao đủ lượt các chén, đều nhau. Tránh để trà trong ấm quá lâu khiến nước đầu thì bị đậm quá, nước sau lại nhạt quá.
Đinh Bách (Bài,ảnh)
Hãy đến những cơ sở cung cấp chè uy tín để có được sản phẩm ưng ý nhất.
Quý khách có thể tham khảo tại: Cửa hàng: Tân Cương Đệ Nhất - 368 Trường Chinh - Hà Nội.
ĐT: 0972.138.966 - 04.6682.7945
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét